✅Táo bón ở trẻ em là gì
Táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiện phân quá ít, rắn và khô, hoặc khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu. Đối với trẻ số lần đại tiện hàng ngày khác nhau theo từng lứa tuổi.
- Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Thường đi đại tiện 2-3 lần một ngày, nhưng nếu trẻ chỉ đi 1 lần 1 ngày nhưng phân mềm dẻo, khối lượng bình thường thì vẫn không gọi là táo bón.
- Ngược lại, đối với ở trẻ lớn đi đại tiện 1lần/ngày, nhưng có khi đi 2-3 lần/ngày nhưng phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón.
Vì vậy, táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài phân ít rắn và khô.
✅ Dấu hiệu trẻ bị táo bón
- Biếng ăn - ăn ít hơn bình thường
- Trẻ có biểu hiện đau rát khi đi vệ sinh: việc phân trở nên cứng khiến cho hậu môn của trẻ bị rách gây đau và chảy máu, nguy hiểm hơn nữa là khi trẻ sợ đau, chúng sẽ càng cố nhịn đi vệ sinh điều đó dẫn đến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
- Són phân không có kiểm soát: Một khi trẻ bị táo bón đồng nghĩa với việc dịch ruột sẽ ứ lại quanh khối phân cứng gây tắc nghẽn. Trong trường hợp dịch ứ nhiều sẽ gây nên triệu chứng són phân lỏng, khiến trẻ bị táo bón nhiều, phân bón thường cứng.
- Bên cạnh đó đau bụng quanh rốn cũng có thể xảy ra đối với trẻ bị táo bón, thậm chí là tái đi tái lại nhiều lần
✅Nguyên nhân gây nên táo bón
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ..
- Không đủ lượng nước và chất sơ
Do bé uống quá nhiều nước ngọt , ít uống nước lọc và ăn ít hoa quả cũng như rau tươi.
- Lười vận động
Thói quen ít vận động, chỉ quanh quẩn trong nhà xem tivi, chơi điện tử, internet,… khiến nhu động ruột bị “ì” lâu ngày dẫn đến táo bón.
- Sử dụng thuốc
Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc giảm ho, điều trị tiêu chảy,… có thể gây tác dụng phụ làm phân trở nên khô rắn, khó di chuyển gây táo bón.
- Rối loạn cảm xúc
Bé nhịn đại tiện vì sợ bẩn, sợ thối, hoặc ngại đi đại tiện vì phải xin phép cô giáo,… lâu dài dẫn đến táo bón hoặc có thể bé bị rối loạn cảm xúc do bầu không khí gia đình căng thẳng, cha mẹ ly hôn, có em bé mới,… cũng là nguyên nhân gây nên táo bón.
- Một số bệnh lý
Những căn bệnh liên quan đến đại trực tràng, hệ thần kinh, suy dinh dưỡng, thiếu máu,… khiến trương lực ruột bị giảm, làm bé bị táo bón.
- Nứt hậu môn
✅ Cách chăm sóc và điều trị
- Tăng chất sơ
Cung cấp thêm chất xơ cho bé thông qua ngũ cốc nguyên cám, hoa quả chín và rau xanh như: cam, quýt, bưởi, chuối, bơ, đu đủ chín, súp lơ, mồng tơi, rau dền...
- Uống đủ nước
Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 - 12 tháng cần uống 600 ml nước/ngày (bao gồm: sữa, nước, nước trái cây…).
Trẻ 1 - 3 tuổi cần uống 900 ml nước/ngày.
Trẻ 3 - 5 tuổi cần uống 1200 ml nước/ngày.
Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 - 2000 ml nước/ngày.
Đối với nước ép hoa quả, các bà mẹ nên chế biến từ hoa quả tươi chứ không nên mua nước hoa quả ép sẵn đóng hộp.
- Đi vệ sinh đúng giờ
Tập cho bé đi vệ sinh vào một giờ nhất định trong ngày để hình thành cho cơ thể bé phản xạ đi vệ sinh hàng ngày. Khi thấy bé đang chơi bỗng nhiên chạy vô góc nhà đứng hoặc ngồi: đó là dấu hiệu bé đang nín nhịn. Mẹ nên khuyến khích bé đi tiêu lúc này.
Nếu bé đi tiêu phân khô, rắn, đau rát phần hậu môn hoặc có kèm 1 ít máu các mẹ có thể thoa một ít kem dưỡng ẩm vào vùng hậu môn sau khi vệ sinh sạch với nước và lau khô bằng khăn mềm để giúp bé dễ chịu hơn.
- Xoa bụng bé hàng ngày
Xoa bụng hàng ngày cho bé để kích thích nhu động ruột của bé, giúp ruột già đào thải phân dễ dàng hơn. Trước khi xoa bụng cho bé, mẹ nên xoa 2 bàn tay vào nhau cho ấm lên rồi xoa bụng nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần thực hiện kéo dài từ 10 - 15 phút.
- Sử dụng dinh dưỡng công thức phù hợp với bé
Nếu trẻ đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho bú mẹ. Nếu đang uống sản phẩm dinh dưỡng công thức thì xem lại việc tuân thủ cách pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tìm hiểu và có chế độ cho trẻ bú cho phù hợp. Sử dụng công thức dễ tiêu hóa và giảm táo bón (những công thức không chứa dầu cọ và chứa đạm whey thủy phân) sẽ giúp trẻ ít bị táo hơn.
✅ Khi nào cần thăm khám bác sĩ
- Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng.
- Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng.
- Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa: kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng kèm theo nôn.
- Khi gặp các dấu hiệu bất thường ở trẻ như đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài, trĩ, nứt hậu môn kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sợ lạnh, sụt cân, chán ăn, sốt, tiêu ra máu...
nguồn: st
Bình luận (4)